Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

Thêm gia vị cho nội dung tiếp thị

Thêm gia vị cho nội dung tiếp thị
Việc sáng tạo và thiết kế nội dung cũng gần giống như nấu ăn vậy: cần phải “nêm” sao cho nội dung vừa hấp dẫn độc giả, vẫn phải giữ độ hấp dẫn đó ở vừa mức đủ để độc giả không bị dội vì ngỡ ngàng hoặc bức xúc vì “quá mặn, cay, hoặc chua,…”.
Các “đầu bếp” sáng tạo nội dung cần vận dụng khả năng và sự nhạy bén của mình – và cả những lần vượt ra khỏi giới hạn – để tạo nên những nội dung bắt mắt và xuôi tai những độc giả khó tính nhất. Sau đây là một số gia vị cần thiết kèm theo ví dụ những món nội dung hút khách trên mạng xã hội.
Phá cách trong từ ngữ và trình bày
Thay vì đặt tiêu đề “Tránh những lỗi sau trong ngành dịch vụ khái thác dầu”, hãng đã xào nấu lại và cho ra “7 tội ác của các công ty dịch vụ khai thác dầu”.


Rõ ràng là tiêu đề thứ 2 sẽ bắt ngay sự chú ý của những độc giả mà bài viết nhắm tới, khiến họ sẽ cuộn ngay xuống và đọc qua những “tội ác” với hi vọng sẽ tìm thấy một số cách “đền tội” trong bài viết.
Tất nhiên, nội dung này đã thỏa mong ước của độc giả khi truyền tải đầy đủ sai sót lẫn cách khắc phục cho các doanh nghiệp, nhưng để độc giả biết được và tìm hiểu bài viết thì công lớn thuộc về tiêu đề và phần mở đầu cực kì giật gân.
“Dậy mùi” với trích dẫn và số liệu
Một câu trích dẫn từ một nhân vật nổi tiếng là cách hay để khiến nội dung nổi bật trước đám đông. Trong chiến dịch quảng bá cuốn Cẩm nang Toàn diện về Tiếp thị Nội dung, những câu đầy cảm hứng của Michael Brenner và Ann Handley được biên tập thành hình ảnh giới thiệu cuốn sách.




Trong một chiến dịch quảng bá khác, hai câu quảng cáo được đưa ra thử nghiệm xem mẫu nào hiệu quả hơn.
Kết quả – câu có số rõ ràng “Chỉ có 3 trường nhận sinh viên vào danh sách rút gọn” sẽ thôi thúc độc giả hơn nhiều so với “Làm thế nào để có tên trong danh sách rút gọn”.
Thêm lời kêu gọi thay đổi
Quanh quẩn trong vùng an toàn là đặc tính cố hữu của con người và các doanh nghiệp; vì thế, các độc giả tiềm năng sẽ chú ý hơn nếu giới tiếp thị nội dung viết ra những hạn chế trong quy trình làm việc tiêu chuẩn (chỉ cần đừng quá gay gắt vì sẽ gây khó chịu). Bạn hãy nhìn bài quảng cáo của hãng phần mềm Jive Software: Những hình ảnh số liệu rất “thuyết phục” cùng với một lời kêu gọi thay đổi.




Đừng quên hương vị hứng khởi
Quảng cáo hấp dẫn không nhất thiết phải có mùi tiêu cực, dù đôi lúc những màn tiếp thị nội dung tốt có làm độc giả phân vân hoặc phiền lòng. Thay vào đó, nội dung quảng cáo cần thể hiện sự truyền cảm và chắc chắn.
Những đặc tính thu hút này đã từng xuất hiện trên mẩu quảng cáo với thông điệp theo chủ đề lễ Tình nhân của hãng phần mềm Aspect Software – chắc hẳn bất kì lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng sẽ ‘nghía’ qua nó.


Cuối cùng là lời tuyên bố cam kết
Các nhà tiếp thị nội dung chỉ có vài giây để bắt mắt độc giả, nên một câu dẫn nhập phù hợp sẽ khiến độc giả xem lại những gì đã lướt qua. Khi quảng bá những sáng kiến về năng lượng bền vững, tập đoàn hóa dầu Total (Pháp) đã đề ra một tương lai lí tưởng: loại bỏ hoàn toàn rác thải và sử dụng hiệu quả nguồn nước; tiếp đó, hãng cho thấy cam kết hiện thực hóa tương lai trên thông qua hành động, không quên chuyển hướng sang tuyên bố về giá trị thương hiệu một cách khéo léo.

Nhìn chung, mức độ “gia vị” trong nội dung sẽ dựa trên một vài yếu tố, nhất là đặc thù của lĩnh vực kinh doanh và độ linh hoạt của doanh nghiệp khi áp dụng cái mới. Dù thế, những mẫu quảng cáo có bất ngờ và thú vị hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng biến tấu và sự kiên định của các đầu bếp nội dung.

(Nguồn: Tổng hợp từ Bands Việt Nam)

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

CÁC DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ BẢNG HỎI (Phần 2)

 >> Xem lại bài viết Các dạng câu hỏi thường được sử dụng trong thiết kế bảng hỏi (Phần 1)

   6, Câu hỏi thang đo xếp hạng:

     Dùng để đánh giá, xếp hạng một số thuộc tính của một vấn đề, sản phẩm.

Ví dụ:


   7, Câu hỏi lưỡng cực:


     Câu hỏi lưỡng cực hay còn gọi là câu hỏi phân cực. Là những câu hỏi có các đáp án đối nghĩa lẫn nhau được đặt ở hai đầu đối diện nhau. Đáp án được đánh dấu vào khoảng giữa 2 đáp án và nghiên về đáp án nào hơn là tùy thuộc vào quan điểm của người trả lời.

Ví dụ:


   8, Câu hỏi lọc:

     Được sử dụng để phân chia các người trả lời thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm sẽ có một bộ câu hỏi dành riêng cho từng nhóm phù hợp với nội dung, yêu cầu của cuộc nghiên cứu để hạn chế sự dịch chuyển của các kết quả nghiên cứu.

Ví dụ:


  9, Câu hỏi mở hoàn toàn

     Dạng câu hỏi mà người trả lời được trả lời hoàn toàn tự do theo ý kiến của mình mà không bị giới hạn cách trả lời. Câu trả lời ở dạng văn bảng cho phép người trả lời nêu ra ý kiến của mình, có thể là dạng văn bảng hoặc dạng ghi số.

Ví dụ


   10, Câu hỏi dạng điền khuyết


     Câu hỏi là những câu không hoàn chỉnh, người trả lời hoàn chỉnh câu theo ý kiến của mình.

Ví dụ:


   11, Câu hỏi hồi cố:

     Những câu hỏi hồi tưởng lại quá khứ, yêu cầu người trả lời phải vận dụng trí nhớ, hồi tưởng lại quá khứ. Khuyết điểm là mặc dù người được hỏi chưa thật sự bị lãng quên nhưng để hồi tưởng lại trong thời gian ngắn thì đôi khi khá là khó khăn.

Ví dụ:



  12, Câu hỏi khảo sát nhân khẩu học:

      Các câu hỏi điều tra nhân khẩu học là một phần không thể tách rời trong bất kỳ cuộc khảo sát nào. Chúng được dùng để xác định các đặc điểm như tuổi tác, giới tính, địa chỉ, …
Hình thức được sử dụng cho loại câu hỏi này là câu hỏi mở và câu hỏi đóng với thang đo Open-ended và thang đo định danh.

Ví dụ:


   13, Câu hỏi bảng ma trận 

      Bảng câu hỏi bảng được sắp xếp theo định dạng bảng với các câu hỏi được liệt kê ở bên trái của bảng trong khi các tùy chọn câu trả lời là ở đầu bảng. Nó là biến thể của các câu hỏi trắc nghiệm của câu hỏi nhiều sự lựa chọn. Người trả lời chỉ chọn một lựa chọn cho mỗi tham số trong khi đa lựa chọn cho phép họ lựa chọn nhiều lựa chọn cho mỗi tham số. Bảng tính chuyển đổi văn bản thành các bảng được tổ chức dễ dàng cho người trả lời điền.

Ví dụ:



   14, Câu hỏi lựa chọn hình ảnh:


      Việc sử dụng hình ảnh luôn tăng cường trải nghiệm và thu hút người dùng. Ngay cả khi chúng ta gặp các bài viết hoặc blog có hình ảnh hấp dẫn, chúng ta sẽ bị cám dỗ để đọc toàn bộ bài báo. Và nguyên lý này cũng hường được áp dụng vào thiết kế bảng hỏi, đặc biệt là các bảng hỏi khảo sát trực tuyến mục đích để tăng sự thu hút và hứng thú tham gia trả lời của đáp viên.

 Ví dụ:


      Nhìn chung loại và dạng câu hỏi dùng cho bảng hỏi khảo sát đa dạng là thế. Nhưng tùy thuộc vào yêu cầu nghiên cứu cũng như tùy thuộc vào loại hình khảo sát (face to face, telephone, online, …) mà lựa chọn, sử dụng câu hỏi cho phù hợp. Bởi không phải mọi loại câu hỏi đều áp dụng được cho mọi loại hình thức khảo sát. Ví dụ: không thể áp dụng câu hỏi lựa chọn hình ảnh cho loại hình khảo sát thông qua điện thoại.

Thông tin thêm:  

Nếu bạn muốn thực hiện quản lý trải nghiệm khách hàng cho doanh nghiệp của bạn vui lòng truy cập thêm tại đây: https://t5r.vn/he-thong-khao-sat/trinh-bien-tap-ban-cau-hoi/

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

CÁC DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ BẢNG HỎI (Phần 1)


     Việc xây dựng bảng câu hỏi là phần cực kỳ quan trọng trong tiến hành khảo sát. Chất lượng của các câu hỏi trong bảng hỏi sẽ xác định chất lượng của kết quả và hiệu quả của cả cuộc khảo sát. Các loại câu hỏi, các loại câu trả lời được thiết lập là nền tảng của tất cả các cuộc điều tra. 



     Cho dù hình thức của cuộc khảo sát như thế nào, là cuộc khảo sát trực tuyến, face to face hay qua điện thoại thì mẫu số chung duy nhất để đánh giá hiệu quả của việc thu thập thông tin phản hồi đầy đủ và chính xác của cuộc khảo sát/ nghiên cứu chính là câu hỏi khảo sát được dùng trong bảng hỏi.

     Vậy trong thiết kế bảng hỏi cần phải xác định và lựa chọn loại câu hỏi cho phù hợp để thu được kết quả tốt nhất cho cuộc khảo sát. Và trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu về một số loại câu hỏi và câu trả lời thường được sử dụng trong khảo sát.


I. Các dạng câu hỏi chính: Câu hỏi dạng đóng và câu hỏi dạng mở và câu hỏi hỗn hợp

   - Câu hỏi dạng đóng: Thường là những câu hỏi trắc nghiệm, được thiết kế xây dựng các phương án trả lời có sẵn và người trả lời chỉ việc lựa chọn vào phương án mình chọn (tùy thuộc vào câu hỏi người trả lời cỏ thể chọn một hoặc nhiều đáp án). Ưu điểm của dạng câu hỏi này là dễ dàng trong việc thống kê, phân tích số liệu sơ bộ. Tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên nhược điểm lại bị hạn chế trong việc những phương án trả lời được đưa ra theo quang điểm của người thiết lập khảo sát, không thu thập được những đáp án trả lời theo ý kiến của người trả lời.

  - Câu hỏi dạng mở: Thường là những câu hỏi dạng nhập văn bảng, tạo cơ hội cho người tham gia trả lời thể hiện ý kiến, quan điểm một cách tự do. Những câu hỏi định dạng này không có chứa những câu trả lời định trước nên người trả lời có thể trả lời bất kỳ điều gì mà họ cảm nhận được. Ưu điểm là dễ trình bày, thu được thông tin đa diện vì người trả lời không bị giới hạn, phụ thuộc vào các đáp án có sẵn. Giúp nghiên cứu thu được thông tin mang tính chiều sâu. Nhưng dạng câu hỏi này lại mang đến khó khăn trong việc thu thập và phân tích số liệu, làm tăng chi phí, thời gian. Buộc người trả lời phải kiên nhẫn và suy nghĩ đáp án và điều này cũng phụ thuộc vào tính cách và sự nhiệt tình của người trả lời.

   - Câu hỏi dạng hỗn hợp: Câu hỏi có câu trả lời chứa đựng cả 2 dạng đóng và mở. Thường gặp ở các câu hỏi có1 phần đáp án được định dạng text để nhập vào đáp án của người trả lời trong trường hợp đán án của đáp viên không có trong các đáp án có sẵn.

II.  Các loại câu hỏi thường gặp và được sử dụng trong thiết lập bảng hỏi: 

   - Câu hỏi Dichotomous – Câu hỏi dạng Có – Không:   
Câu hỏi chỉ đưa ra hai đáp án đề lựa chọn là có hoặc không. 

Ví dụ:


   - Câu hỏi một phương án lựa chọn:        
     Là một dạng của câu hỏi đóng, ở câu hỏi này đã được đưa ra sẵn đáp án cho đáp viên lựa chọn. Đáp viên chỉ được lựa chọn duy nhất một đáp án từ bộ đáp án có sẵn mà họ thấy phù hợp nhất. Được sử dụng nhiều trong bảng hỏi, dùng cho rất nhiều câu hỏi giới tính, khu vực, lựa chọn, v.v …

Ví dụ:


   - Câu hỏi nhiều phương án lựa chọn:        
     Cũng tựa như câu hỏi một lựa chọn. Tuy nhiên, trường hợp này đáp viên có thể lựa chọn được nhiều phương án từ những đáp án có sẵn. Câu hỏi này thường được sử dụng lựa chọn về một hoặc nhiều loại sản phẩm được sử dụng bởi người được hỏi.

Ví dụ:

   - Câu hỏi thang đo Likert:        
     Thang đo Likert là phương án phổ biến dùng đo lường thái độ hay hành vi của mọi người bằng cách sử dụng các lựa chọn trả lời để phân vùng phạm vi của vấn đề, từ tệ nhất đến tốt nhất. Cho phép người khảo sát biết được mức độ ý kiến, mức độ cụ thể của sự hài lòng hay đồng ý, đánh giá được cá nhân cảm thấy như thế nào về một vấn đề, sản phẩm hoặc một dịch vụ nhất định. 

Ví dụ:




   - Câu hỏi thang đo dự định:
     Dùng để tìm hiểu dự định của một cá nhân về một ý kiến, hoạt động trong tương lai. Thường dùng để tìm hiểu đánh giá tiềm năng phát triển của một sản phẩm, lĩnh vực, sự quan tâm, dự định của các nhân.

Ví dụ:


(Còn tiếp)

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

TÌM HIỂU VỀ BẢNG HỎI KHẢO SÁT – KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ PHÂN LOẠI

     Mở đầu cho các bài viết đề cập đến tất tần tật các vấn đề về một bảng hỏi trong nghiên cứu, trước hết ta cần biết và hiểu được bảng câu hỏi là gì, vai trò và tác dụng của nó trong một cuộc khảo sát/ nghiên cứu.

    Trong giai đoạn hiện đại ngày nay, nền kinh tế không ngừng phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Và việc các doanh nghiệp tiến hành các cuộc nghiên cứu, khảo sát thị trường để đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý ngày càng có vai trò quan trọng. Và một trong những yếu tố làm nên sự thành công của các cuộc nghiên cứu chính là bảng hỏi nghiên cứu được thiết lập, nó có vai trò rất quan trọng trong các cuộc điều tra/ khảo sát. Là công cụ kết nối duy nhất giữa người tiến hành nghiên cứu và người cung cấp thông tin.

     Vậy ta có thể hiểu sơ bảng câu hỏi là một công cụ, phương tiện được sử dụng trong các cuộc nghiên cứu để thu thập thông tin. Bảng hỏi bao gồm danh sách các câu hỏi nghiên cứu hoặc khảo sát được hỏi cho các người tham gia trả lời (đáp viên), được thiết lập dựa trên những nguyên tắc tâm lý, hành vi của con người và tùy thuộc vào yêu cầu, mục đích của cuộc nghiên cứu. Một bảng hỏi được thiết lập với cấu trúc đầy đủ, nội dung hợp lý, luồng đi logic là yêu cầu tất yếu để có thể thu được thông tin đầy đủ và chính xác nhất cho cuộc nghiên cứu/khảo sát.

     Có 2 dạng bảng câu hỏi: onlineoffline. Với dạng bảng hỏi online người tham gia trả lời có thể trả lời thông qua các bảng hỏi trên internet hoặc những bảng hỏi gửi về mail cá nhân. Với dạng offline, bảng hỏi sẽ được in ra giấy và phát tận tay người tham gia trả lời.  

     Dạng bảng hỏi online bao gồm các loại bảng hỏi: bảng hỏi tại cái website trực tuyến, bảng hỏi gửi qua email.

     Bảng hỏi khảo sát trực tuyến (Computer questionnaire): Các bảng hỏi kháo sát được thiết lập và đặt tại các website trực tuyến và bảng hỏi gửi qua email là các bảng hỏi được gửi đến các email cá nhân của người trả lời. Cả hai loại bảng hỏi này đều có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí địa điểm, không tốn nhân sự phỏng vấn, ít tốn thời gian, phân tích dữ liệu dễ dàng hơn, thuận tiện cho người tham gia, họ không cảm thấy bị áp lực, họ có thể trả lời bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu khi họ có thời gian, và việc không có người phỏng vấn cũng làm cho đáp viên có thể “mở lòng” hơn trong việc chia sẻ thông tin cá nhân, ý kiến khi trả lời các câu hỏi của bảng hỏi. Tuy nhiên thiếu sót của cả hai loại này là bị phụ thuộc vào việc sử dụng máy tính và kết nối internet, và đôi khi người trả lời thường không quan tâm và bỏ qua bảng khảo sát. Và chính việc không có phỏng vấn viên cũng dẫn đến việc không thể thăm dò sâu hơn, có thể dẫn đến các dữ liệu không đáng tin cậy.

     Với các dạng bảng hỏi offline thông thường sẽ được in ra giấy và phát tận tay người trả lời (tiêu biểu là các bảng hỏi dùng cho khảo sát tại nhà hay tại địa điểm khảo sát (In house survey) với hình thức này bảng hỏi sẽ được người khảo sát phát tận tay, tận nhà hoặc nơi làm việc hoặc các địa điểm tiến hành khảo sát, lợi thế là tập trung sâu và khai thác được nhiều thông tin từ câu hỏi khảo sát nhưng lại tốn kém nhiều chi phí, thời gian và đôi khi có thể gây khó chịu cho người trả lời vì sự hiện diện của người phỏng vấn.

     Loại bảng hỏi tiếp theo của bảng hỏi offline là bảng hỏi được gửi qua bưu điện (Mail questionnaire). Các bảng hỏi sẽ được người tiến hành gửi đến người trả lời thông qua đường bưu điện, và thường dán kèm phong bì trả trước. Ưu điểm là người trả lời sẽ có nhiều thời gian chủ động hơn để suy nghĩ và câu trả lời cũng có thể chính xác hơn, tuy nhiên bất lợi là bảng hỏi dưới dạng thư gửi sẽ tốn kém chi phí, tốn nhiều thời gian và đôi khi điểm đến cuối cùng của những “bức thư” này có thể là thùng rác của những người nhận thư.

      Có một loại bảng hỏi offline đặc biệt, bảng hỏi không được in ra giấy và phát tận tay người trả lời mà tiếp xúc với người trả lời dưới một hình thức khác. Đó là thông qua điện thoại (Telephone questionnaire). Các nhà tiến hành nghiên cứu sẽ lựa chọn các người trả lời tiềm năng, các phỏng vấn viên sẽ gọi điện đến cho người trả lời và tiến hành khảo sát theo bảng câu hỏi có sẵn qua điện thoại. Lợi ích của loại hình hình là tiết kiệm được thời gian, chi phí.
=> Bạn có thể xem thêm về hình thức khảo sát qua điện thoại tại webiste: T5Research Phỏng vấn qua điện thoại

     Đúc kết lại bảng câu hỏi có vai trò quan trọng và tác dụng lớn là thế, tuy nhiên tùy thuộc vào yêu cầu mục đích khảo sát mà lựa chọn loại bảng hỏi cho phù hợp để mang lại hiệu quả và việc xây dựng, thiết lập một bảng hỏi tốt, logic, thu được tỷ lệ trả lời có tính chính xác cao, nguồn thông tin tin cậy lại là một vấn đề khó khăn đối với các nhà nghiên cứu.

(Nguồn: Lược dịch theo trang research-methodology.net – Có bổ sung thêm thông tin)

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Quản lý trải nghiệm khách hàng - CEM (Customer Experience Management) Lợi ích và tác dụng của CEM - Phần 2

     Tại kỳ trước chúng ta đã đề cập đến Quản Lý Trải Nghiệm Khách Hàng - CEM (Customer Experience management) giúp duy trì khách hàng tiềm năng như thế nào? Phần 1, giúp người đọc nhìn nhận được CEM là gì, tiếp theo tiếp tục đề cập đến những lợi ích CEM mang lại: Như đã đề cập nhận thức của khách hàng về 1 tổ chức, thương hiệu được xây dựng dựa trên sự trải nghiệm của khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau kết hợp lại, và trải nghiệm mang chiều hướng tích cực có thể thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều hơn và lặp lại nhiều lần. Do đó, trải nghiệm khách hàng tích cực có thể mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp như:

          •    Lợi thế cạnh tranh dài hạn.
         •    Tạo ra bằng những kỳ vọng vượt trội về thể chất và tinh thần một cách phù hợp với khách hàng.
          •    Nâng cao doanh thu và tạo ra tiềm năng thực tế có thể làm giảm chi phí liên quan.
          •    Nâng cao vị thế của thương hiệu.
Cho phép thiết lập sự lãnh đạo truyền cảm hứng, một nền văn hóa nâng cao vị thế và sự đồng cảm của những khách hàng hạnh phúc và thỏa mãn.

Tác dụng của CEM (Quản lý trải nghiệm khách hàng):  

     Trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ có thể ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng cũng như sự gắn bó của khách hàng đối với công ty, do đó sẽ có tác động đến cảm nhận về chất lượng và thương hiệu của công ty. Ngoài ra, trải nghiệm khách hàng hiện tại còn là nguồn thông tin hiệu quả trong việc thu hút khách hàng tiềm năng thông qua hình thức truyền miệng, khi khách hàng thường có xu hướng giới thiệu cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp… khi có những trải nghiệm tốt về sản phẩm, dịch vụ, từ đó sẽ cung cấp những khách hàng tiềm năng cho dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty.Việc đánh giá và quản lý những giá trị liên quan trực tiếp tới trải nghiệm của khách hàng khi giao dịch với nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ luôn hiệu quả do công ty có thể nắm bắt được những quan điểm, cách nhìn nhận của khách hàng và từ đó sẽ dự đoán tốt hơn con số lợi nhuận và tăng trưởng của công ty. Công ty nào có khả năng cung cấp những trải nghiệm về phục vụ tốt thì có thể làm tăng chi tiêu và truyền cảm hứng cho sự gắn bó của khách hàng với thương hiệu của chính công ty đó một cách tối ưu.
   
     Đúc kết lại có nhiều yếu tố tác động đến lòng trung thành, sự gắn bó của khách hàng đến một sản phẩm/ dịch vụ, một thương hiệu như: chất lượng sản phẩm/dịch vụ, sự cải tiến đổi mới trong sản phẩm/dịch vụ, cách chăm sóc khách hàng, sự cạnh tranh của đối thủ, các chương trình thu hút khách hàng, v.v… Và cùng với việc các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp điều hướng tới cùng một tiêu chuẩn chung thì sự khác biệt giữa chúng chỉ có thể đến từ những trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ đó và trong mối quan hệ tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp. và chúng ta đều nhận thấy được rằng việc tiếp cận được khách hàng đã không phải là chuyện dễ dàng thì việc giữ chân được khách hàng và gia tăng sự gắn bó của họ với sản phẩm/ dịch vụ lại càng khó khan hơn rất nhiều và đó chính là vấn đề mà quản trị trải nghiệm khách hàng hướng tới giải quyết.

Thông tin thêm:  

Nếu bạn muốn thực hiện quản lý trải nghiệm khách hàng cho doanh nghiệp của bạn vui lòng truy cập thêm tại đây: Quản lý trải nghiệm khách hàng T5Research

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Quản Lý Trải Nghiệm Khách Hàng - CEM (Customer Experience management) giúp duy trì khách hàng tiềm năng như thế nào? Phần 1



     Như chúng ta điều biết, sự thỏa mãn của con người là không giới hạn, nó không kéo dài và thường thay đổi theo thời gian và theo nhu cầu của con người. Những mong muốn, nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng cũng luôn biến đổi nhanh chóng cùng với những thay đổi của thị trường.
     Và vì vậy, những gì mà doanh nghiệp cố gắng mang lại và khiến khách hàng của họ thích thú trong lúc này sẽ có thể không còn hiệu quả nữa trong những khoảng thời gian sau đó, người tiêu dùng sẽ không còn trung thành với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp mang lại nữa bởi rằng cùng với thời gian và mong đợi ngày một cao hơn, sản phẩm, dịch vụ không còn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hoặc chính sản phẩm đó xuất hiện những khiếm khuyết hoặc sản phẩm đã lỗi thời trong khi thị trường xuất hiện các dòng sản phẩm/ dịch vụ tối ưu hơn, chất lượng hơn.
     Đó chính là lúc mà doanh nghiệp cần phải có động thái, họ cần phải tìm kiếm lý do khiến cho khách hàng không còn “thiết tha” với sản phẩm mà họ mang lại, mục đích là để có thể cải tiến đáp ứng, thỏa mãn được những vị thượng đế này, để gia tăng lòng trung thành của họ với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Và để tìm câu trả lời, doanh nghiệp thường tiến hành những cuộc điều tra để thu thập ý kiến, phản hồi của khách hàng liên quan đến mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
     Tuy nhiên, việc đánh giá sự thoả mãn của khách hàng chỉ có thể đem lại kết quả “mức độ hạnh phúc” của khách hàng đối với những sản phẩm/dịch vụ, giao dịch mua sắm tại thời điểm mà họ tiến hành đánh giá. Ngoài ra, các cuộc điều tra sự thỏa mãn của khách hàng cũng chỉ cung cấp những đánh giá sơ bộ về hành vi của người tiêu dùng có tác động đến lợi nhuận và giúp tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp. Đồng thời, theo một vài nghiên cứu chi tiết gần đây cho thấy rằng phần lớn các khách hàng tham gia cuộc đánh giá trả lời rằng họ “thỏa mãn” hay “ rất thỏa mãn” nhưng rồi chính họ cũng chuyển sang mua sắm các sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp khác.
     Và do đó, doanh nghiệp cần đến một phương pháp đánh giá mới để đánh giá các mối quan hệ của khách hàng với doanh nghiệp, đó là: Quản lý trải nghiệm khách hàng (Customer Experience Management – CEM). Vậy trải nghiệm khách hàng được hiểu như thế nào?
     Trải nghiệm khách hàng được hiểu là sự tổng hợp của tất cả những kinh nghiệm một khách hàng hoặc đối tác doanh nghiệp có thể có có với một doanh nghiệp; nhà cung cấp hàng hoá; dịch vụ; hình ảnh thương hiệu của công ty hay các dịch vụ hỗ trợ đi kèm trong thời gian họ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp; nhà cung cấp đó. Đó có thể là cảm xúc, cảm giác, suy nghĩ, mối liên hệ để dẫn tới thúc đẩy các hành động với doanh nghiệp...
     Trải nghiệm khách hàng được xem là sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, và trải nghiệm của khách hàng được đo lường liên tục trong suốt thời gian xảy ra tương tác. Khi tương tác với bất kỳ một doanh nghiệp nào, trong quá trình mua hàng hoá và dịch vụ, khách hàng đều nhận được một số loại trải nghiệm với sản phẩm/ dịch vụ và các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, những trải nghiệm đó có thể mang cả tính tích cực hoặc cả tiêu cực trong nó.

Thông tin thêm

Nếu bạn muốn hiểu chắc chắn hơn nữa về CEM cho doanh nghiệp của bạn có thể đọc bài viết tại CEM T5Research
Hoặc đọc phần tiếp theo: Quản lý trải nghiệm khách hàng - CEM (Customer Experience Management) Lợi ích của CEM - Phần 2

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Các xu hướng tiêu dùng chính của thị trường hàng tiêu dùng nhanh ở Việt Nam và triển vọng phát triển (Phần 2)

      Tiếp tục vấn đề đề cập ở kỳ trước Các xu hướng tiêu dùng chính của thị trường hàng tiêu dùng nhanh ở Việt Nam và triển vọng phát triển Phần 1, bài nghiên cứu của Kantar Workpanel  đã đề cập đến các vấn đề chính của ngành hàng thực phẩm và chăm sóc cá nhân, vậy còn ngành hàng chăm sóc gia đình thì sao?

      Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, đặc điểm nổi trội của ngành hàng chăm sóc gia đình chú trọng vào việc người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm chăm sóc cho gia đình, cho ngôi nhà của họ, theo nhu cầu ngày càng phát triển họ sẽ không chỉ hài lòng với công dụng mang lại sự sạch sẽ từ các sản phẩm mà mong muốn những công dụng khác có ở sản phẩm và các sản phẩm chuyên dụng cũng ngày càng tăng. Việc đưa ra các chiến lược về kích cỡ bao bì sản phẩm cũng là việc làm cần thiết của các doanh nghiệp để thúc đẩy sự tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng. Sản phẩm mang kích cỡ vừa và nhỏ vẫn còn mang tính quyết định tiêu thụ trong tình hình mà quy mô hộ gia đình đang dần nhỏ lại mặc dù các xu hướng tiêu dùng thì ngày càng mở rộng hơn. Ngoài ra, tiết kiệm thời gian trong việc dọp dẹp nhà cửa cũng là phương châm được nhiều người tiêu dùng đặc biệt là những người nội trợ hướng đến, điều đó tạo điều kiện cho sự ra đời của các sản phẩm tẩy rửa đa năng và các sản phẩm mang lại hiệu quả nhanh chóng. Những nhãn hàng tư nhân mà trong đó các nhãn hàng về chăm sóc gia đình sẽ được đẩy mạnh và đa dạng hóa sản phẩm cùng với sự phát triển thương mại hiện đại trong những năm tới.
     Để mở đường cho sự thành công trong việc tiêu thụ sản phẩm thì các nhà sản xuất cũng như các nhà bán lẻ cần phải chú ý đến sự thay đổi trong cách thức mua sắm của người tiêu dùng hiện nay và kết quả thu được của việc trưng bày sản phẩm tại địa điểm bán.
     Trong những năm gần đây, các loại hình kênh mua sắm được đa dạng hơn, ngày càng có nhiều cửa hàng bán được mở ra , và người tiêu dùng sẽ lựa chọn các loại cửa hàng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và thuận tiện cho mình nhất.
     Mặc dù vậy nhưng theo báo cáo từ cuộc khảo sát thì càng ngày người tiêu dùng ít đi mua sắm hơn, và từ đó đặt cho doanh nghiệp cần phải có nhiều động thái hơn trong việc tiếp cận đến người tiêu dùng.
     Theo thống kê của Kantar Workpanel thì số lần đi mua sắm của người tiêu dùng đang giảm dần :


     Mặc dù số lần đi mua sắm có xu hướng giảm tuy nhiên giá trị mỗi lần mua sắm lại đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Nguyên do chính có thể là do các chương trình kích thích tiêu dùng của doanh nghiệp hoặc do sự thu hút tiêu thụ từ các sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến.


      Như đã đề cập ở trên, các sản phẩm mang kích thước vừa và nhỏ vẫn mang tính quyết định. Tuy nhiên, việc tăng kích cỡ đóng gói sản phẩm, đưa ra thị trường các sản phẩm với kích thước lớn cũng đang là xu hướng chủ đạo trong vòng 5 năm qua.
     Với các sản phẩm được đóng gói với kích thước lớn hơn, người tiêu dùng sẽ có thể tiết kiệm được thời gian cũng như số lần đi mua sắm đồng thời họ cũng tiết kiệm được chi phí hơn khi chọn mua những sản phẩm mang kích thước lớn này. Và đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho số lần đi mua sắm của người tiêu dùng giảm dần. Báo cáo thống kê được: ở tại khu vực thành thị (khảo sát 4 thành phố chính) tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm được đóng gói size lớn chiếm 61% chủ yếu ở các sản phẩm: bột giặt, tả lót trẻ em, dầu gội, sữa tắm và sữa rửa mặt. Và tại nông thôn thì con số tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm được đóng gói kích thước lớn chiếm 56% chủ yếu ở các mặt hàng: Bột giặt, sữa rửa mặt, dầu gội, dầu xả và sữa tắm.
     Tại thị trường bán lẻ nước ta, các thương hiệu mới xuất hiện ngày càng nhiều. Các thương hiệu quốc tế cũng đua nhau gia nhập và mở rộng địa bàn. Điều đó tạo nên sự phân hóa giữa các hình thức kinh doanh: Truyền thống và hiện đại.
     Mặc dù vậy, quan điểm bán lẻ theo truyền thống vẫn đóng vai trò chủ yếu trong trận chiến tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp ở cả hai mặt trận: thành thị và nông thôn. Và trong các loại hình kinh doanh theo kiểu truyền thống thì các của hàng bán lẻ (street shop) vẫn chiếm được ưu thế nhất. Xét trong điều kiện ở Việt Nam thì cách kinh doanh theo phương thức truyền thống vẫn còn thực tế và linh hoạt (phù hợp với đặc tính người tiêu dùng và mang lại hiệu quả). Theo báo cáo cho thấy, tại thành thị tỷ lệ các cửa hàng bán lẻ đường phố chiếm tới 61% còn lại 39% dành cho các hình thức kinh doanh truyền thống và các hình thức kinh doanh khác, và chiếm 77% tại nông thôn và 23% cho các hình thức kinh doanh còn lại.
     Việc so sánh giữa hình thức kinh doanh truyền thống và hiện đại mặc dù có nhưng chưa nhiều. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh siêu thị là một hình thức kinh doanh mang lại nhiều triển vọng. Theo thống kê của Kantar Workpanel, trong năm ngoái gần 80% người tiêu dùng thành thị đi mua sắm tại siêu thị ít nhất 1 lần.
     Siêu thị và đại siêu thị sẽ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc mua sắm của người tiêu dùng tại thành thị. Điểm mạnh của siêu thị và đại siêu thị là có không gian rộng, đa dạng sản phẩm, dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mới, có nhiều chương trình khuyến mãi, kích thích tiêu dùng hấp dẫn và cách trưng bày hàng hóa thuận tiên và bắt mắt. Tâm lý người tiêu dùng có thể thích thú khi được lựa chọn sản phẩm trong một nơi trưng bày nhiều nhãn hiệu, tại đó họ sẽ có nhiều sự lựa chọn cho mong muốn của mình. Loại hình kinh doanh này thu hút được nhiều sự đầu tư của các doanh nghiệp trong nước lẫn ngoài nước trong thời gian gần đây.
     Tuy nhiên, siêu thị và đại siêu thị không phải là không đối mặt với một vài thách thức. Đầu tiên là sự giới hạn về số lượng sản phẩm trong giỏ hàng khi mà nước ta với văn hóa di chuyển chủ yếu là bằng xe gắn máy và sự giới hạn về không gian của xe đã ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định lựa chọn kích thước và mua sắm số lượng sản phẩm của họ. Tiếp theo, người tiêu dùng phản ánh rằng họ mất khá nhiều thời gian trong việc xếp hàng chờ đợi đến lượt thanh toán của mình tại các bục thanh toán ở siêu thị đặc biệt là vào các dịp cuối tuần. Hơn nữa, nhiều người mua sắm nhận thấy có sự chênh lệch giá sản phẩm giữa siêu thị và các cửa hàng truyền thống (tại siêu thị thường có giá cao hơn).
     Theo xu hướng tiêu dùng ngày càng hướng vào sự tiện lợi điều đó lý giải cho việc ngày càng có nhiều cửa hàng tiện lợi được mở ra, nó mang lại sự đe dọa đến các loại hình thức khác. Nó cạnh tranh với các hình thức kinh doanh truyền thống, bởi các cửa hàng tiện lợi giúp cho người tiêu dùng có trải nghiệm mua sắm như ở các siêu thị và đại siêu thị nhưng người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với đi mua sắm tại siêu thị. Không chỉ thế nó còn đe dọa đến các cửa hàng thức uống và các chuỗi thức ăn nhanh khi đưa ra một số sản phẩm thực phẩm ăn liền có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
     Tuy nhiên loại hình cửa hàng này cũng không tránh khỏi gặp phải những khó khăn và thách thức, sự cạnh tranh giữa các của hàng tiện lợi cũng trở nên khốc liệt hơn khi mà ngày càng có nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào, lúc đó chi phí, nguồn vốn hoạt động cao sẽ tác động đến kế hoạch đầu tư dài hạn, và rõ ràng  một điều rằng loại hình kinh doanh này không có lợi thế trong việc định giá cho sản phẩm điều đó khiến giá thành sản phẩm của loại hình này thường cao hơn các kênh khác.

(Lược dịch từ Kantar Worldpanel/ Vietnam FMCG market: Today and Tomorrow)


Bài viết mới nhất

Thêm gia vị cho nội dung tiếp thị

Thêm gia vị cho nội dung tiếp thị Việc sáng tạo và thiết kế nội dung cũng gần giống như nấu ăn vậy: cần phải “nêm” sao cho nội dung vừa ...

Follow để nhận bài viết nhiều hơn